Cây lan hoàng dương - "sợi nắng" rủ trên ban công nhà bạn
Cây lan hoàng dương
1. Vài thông tin góp nhặt về cây lan hoàng dương
- Tên thường gọi: Cây lan hoàng dương
- Cây lan hoàng dương có tên gọi khác: cây chuỗi vàng
- Tên khoa học: Petraeovitex bambusetorum
- Họ: Cây thuộc họ lan dây
- Nguồn gốc: Cây lan hoàng dương có nguồn gốc, xuất xứ từ khu vực châu Á
- Hiện này, cây chuỗi vàng được trồng phổ biến tại nhiều vùng miền nước ta, được ứng dụng rộng rãi trong việc trang trí khuôn viên, ban công, sân vườn.
2. Đặc điểm hình dáng của cây lan hoàng dương
- Cây lan hoàng dương là cây dây leo lâu năm có thể cao tới 3m. Thân dây leo mềm mại có thể ôm sát, bám vào các hàng rào, giàn hoặc các vật bám khác.
- Tán lá cây lan hoàng dương khá rộng, bám vào vật bám hoặc leo giàn nhìn rất đẹp mắt. Lá cây lan hoàng dương khá nhỏ, có hình bầu dục, mọc san sát, càng về phía ngọn cây lá lan hoàng dương càng nhỏ và thưa dần.
- Hoa lan hoàng dương là điểm thu hút nhất của loài cây dây leo này. Hoa lan hoàng dương có màu vàng tươi, mọc liền nhau theo chùm, theo dây, và hoa rủ xuống trông rất bắt mắt. Cây lan hoàng dương cho hoa quanh năm. Vừa đẹp, vừa dễ sống, lại cho hoa quanh năm; cây lan hoàng dương được nhiều người ưa thích và mua về trồng ban công, trồng giàn trong sân vườn.
3. Ý nghĩa và ứng dụng trong đời sống của cây lan hoàng dương
- Ứng dụng: Trồng lan hoàng dương trong vườn nhà, dù là trong chậu, tường rào hay vòm cổng đều thu hút mọi ánh nhìn. Đặc biệt, hoa giúp thanh lọc không khí và làm giảm bớt căng thẳng cho mọi người xung quanh.
- Ý nghĩa của cây lan hoàng dương: Ngoài ý nghĩa trong trang trí, cũng như bao loài lan khác, lan hoàng dương biểu trưng cho sự mạnh mẽ và chí tiến thủ lớn lao. Đặc biệt, sắc vàng rực rỡ cùng màu xanh mướt đầy sức sống, lan hoàng dương mang đến sự may mắn, thịnh vượng, tài lộc cho gia chủ. Người ta trồng lan hoàng dương ở vòm cổng hay tường nhà với hy vọng đón những điều tích cực, khởi sắc nhất vào nhà.
4. Cách trồng cây lan hoàng dương
- Đào hố với kích thước khoảng 60 cm x 65cm x 55cm. Sau đó bón phân (nên bón phân hữu cơ đã hoai mục) vào hố và lấp một lớp đất mỏng lên. Rồi cho cây lan hoàng dương giống vào trồng. Để hạn chế bị lốc gốc khi mưa gió, nên nén chặt đất và tốt nhất nên cắm cọc và tưới nước cho cây ngay sau khi trồng.
- Đối với trồng cây dây leo, ngay sau khi trồng bạn nên làm giàn leo cho cây. Có thể làm giàn bằng các tre, gỗ hoặc để chắc chắn hơn, có thể làm bằng sắt thép và đổ bê tông làm trụ.
5. Cách chăm sóc cây lan hoàng dương
Cây lan hoàng dương thích ứng tốt với điều kiện môi trường Việt Nam, rất dễ trồng và chăm sóc. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất thì cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Ánh sáng: cây lan hoàng dương ưa sáng hoàn toàn. Cần chọn những nơi có đầy đủ ánh sáng, ánh sáng càng mạnh thì cây chuỗi vàng phát triển càng tốt và cho nhiều hoa, hoa vàng đẹp.
- Đất trồng: Cây lan hoàng dương không kén đất. Tuy nhiên, cần chọn các loại đất đảm bảo tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và nhiều mùn.
- Tưới nước: Cây lan hoàng dương cần lượng nước không quá nhiều, chỉ ở mức trung bình, nên tưới từ 2 đến 3 ngày một lần, mỗi lần lượng nước khoảng từ 300ml đến 500ml, tránh để cây lan hoàng dương rơi vào trường hợp ngập úng.
- Về bón phân: nên thường xuyên cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Thời gian để bón phân tốt nhất là 1 tháng 1 lần với lượng vừa phải. Hàng tháng nên bổ sung dinh dưỡng cho cây điều độ, luân phiên bón phân bằng các loại phân nhả chậm, phân vi sinh, trùn quế, NPK,… Trong trường hợp cây phát triển chậm, cây xấu yếu có thể hòa tan NPK 30-10-10 thật loãng rồi tưới vào gốc khoảng một đến hai tuần để cây phục hồi.
Nhận xét
Đăng nhận xét